Mục Lục
Làm sao để nhận biết lỗi máy tính là do phần cứng hay phần mềm
Máy tính của bạn dường như đang gặp phải vấn đề, ví dụ như nó quá chậm chạp, dễ bị crash khi sử dụng phần mềm hay nghiêm trọng hơn là thường xuyên bị lỗi màn hình xanh! Nguyên nhân có thể là do phần cứng hay do phần mềm gây nên. Vậy làm thế nào để nhận biết lỗi do phần cứng hay phần mềm trên máy tính?
I. Cách nhận biết lỗi do phần cứng hay phần mềm trên PC?
Có lẽ hơi khó khăn khi xác định nguyên nhân gây ra lỗi trong quá trình sử dụng máy tính. Vì cả phần cứng lẫn phần mềm đều có thể gây ra vấn đề tương tự, ví dụ như lỗi màn hình máy xanh. Dưới đây là một số cách phân biệt lỗi máy tính do phần cứng hay phần mềm bạn có thể tham khảo:
1. Thử trên một hệ thống khác
Đây là cách khá rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nếu bạn có 1 dàn máy tính thứ 2 cũng sử dụng Windows 10, hãy thử rút các linh kiện mà bạn nghĩ rằng đang gặp vấn đề gắn sang bên máy tính thứ 2. Nếu sau khi gắn mà vẫn bị lỗi cũ thì nguyên nhân đến từ phần mềm và ngược lại.
Tuy cách này khá nhanh, nhưng lại bất tiện vì không phải ai cũng có điều kiện để mua tới 2 bộ máy PC laptop. Vì thế hãy tham khảo cách 2 nhé.
2. Dấu hiệu máy tính bị hư ổ cứng:
Khi ổ cứng máy tính bị hư hỏng thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau đây
Máy tính chạy chậm hoặc thường xuyên bị treo
Một khi ổ cứng máy tính xảy ra lỗi nào đó, máy tính sẽ đột nhiên hoạt động chậm hẳn so với thường ngày. Hoặc thường xuyên bị treo trong lúc sử dụng. Để khắc phục tạm thời tình trạng chậm, lag giật bạn có thể cài lại hệ điều hành hoặc cho máy chạy ở chế độ Windows Safe Mode.
Safe Mode là chế độ hạn chế của Windows. Cụ thể: khi khởi chạy Windows 10 ở Safe Mode, tất cả mọi thứ có khả năng gây lỗi phần mềm sẽ bị vô hiệu hóa. Hay nói cách khác là những ứng dụng nào không phải là ứng dụng mặc định của Windows thì không thể chạy được.
Chính vì thế, nếu bạn chạy Windows 10 ở Safe Mode mà lỗi không xảy ra nữa thì khả năng cao lỗi là do phần mềm bị vấn đề. Còn nếu lỗi vẫn xảy ra thì là do phần cứng. Đương nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nhưng đây là cách đơn giản nhất nếu bạn không có dàn máy thứ 2 để thử.
Cách truy cập chế độ Safe Mode cho Windows 10
Bạn chọn vào Windows chọn Power, sau đó nhấn giữ Shift rồi chọn Restart.
Khi bạn Restart máy tính khi giữ phím Shift, bạn sẽ truy cập vào chế độ Troubleshooting. Tại đây, bấm theo thứ tự sau Troubleshoot > Advanced Options > See more recovery options > Startup Settings

Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên mang máy đi kiểm tra và sửa chữa để không gây ra hỏng hóc lớn. Thường gặp lỗi khi truy xuất dữ liệu:
- Khi truy xuất dữ liệu, nếu bạn gặp phải lỗi thông báo “Corrupted”, thì có khả năng cao các dữ liệu vừa lưu sẽ biến mất mà không hề có sự tác động của bạn. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên mỗi lần bạn làm việc với dữ liệu sau khi đã loại bỏ nghi ngờ về dính virus và thao tác sai thì vấn đề có thể là do ổ cứng đang gặp lỗi.
- Ngoài ra, quá trình truy xuất dữ liệu cũng có thể bạn sẽ gặp thông báo “Bad Sector”. Đây là thông báo cho bạn biết rằng có một số vùng trong ổ cứng bị lỗi và không còn đảm bảo được tính an toàn dữ liệu. Đồng nghĩa với việc bạn không nên lưu vào đó để tránh làm mất. Lỗi “Bad Sector” xảy ra có thể do 2 nguyên nhân: thứ nhất là vấn đề ổ cứng và thứ hai là do lỗi phần mềm.
II. Một số lỗi PC phổ biến nhất và cách nhận biết
Màn hình xanh
Phiên bản mới của hệ điều hành Windows sẽ hoạt động ổn định hơn các phiên bản trước đó. Kết hợp với việc cài đặt một bộ driver điều khiển phần cứng mới nhất và cài đặt ổn định sẽ không gây nên vấn đề về màn hình xanh.

Tuy nhiên, nếu máy của bạn thường xuyên bị lỗi màn hình xanh, nguyên nhân bạn nên nghĩ đến đầu tiên đó là driver điều khiển phần cứng đang cài trên máy tính. Và phần cứng máy tính sẽ không gây ra tình trạng này nếu bạn chưa hề thay mới nó gần đây.
Một ví dụ điển hình là bản thân tôi từng gặp trường hợp màn hình xanh sau khi cài đặt driver card màn hình NVidia. Và sau khi tìm hiểu, tôi đã nhận ra là do xung đột giữa driver âm thanh của máy tính và driver âm thanh HD của NVidia.
Bạn xác định xem gần đây đã có nâng cấp driver điều khiển phần cứng nào đó hay không. Nếu có, hãy tiến hành gỡ bỏ đi và cài đặt lại bằng phiên bản nhỏ hơn. Tuy nhiên, nếu như vẫn bị lỗi này thì có lẽ phần cứng là điều mà bạn nên nghĩ đến.
Máy tính hoạt động và xử lý chậm
Như một quy luật, theo thời gian sử dụng, máy hoặc cụ thể hơn là hệ điều hành bạn đang sử dụng sẽ hoạt động ngày càng chậm đi do việc bạn cài đặt quá nhiều phần mềm, bao gồm các phần mềm độc hại. Bạn nhanh chóng kết luận rằng máy của mình hoạt động chậm vì đã quá cũ, và đây là kết luận khá phổ biến. Nhưng đó lại hoàn toàn sai lầm!
Nguyên nhân của vấn đề này chắc chắn là do phần mềm, phần cứng của máy tính hoàn toàn “vô can”. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp là do CPU phải xử lý nhiều hoạt động của người dùng khiến cho nó trở nên quá nóng và đương nhiên nó phải tự giảm khả năng xử lí để làm mát lại – nhưng nguyên nhân chính vẫn ở phần mềm.
Cách tốt nhất là bạn nên cài đặt các phần mềm phù hợp với cấu hình của máy, cũng như phân chia hợp lý công việc trên máy để tránh CPU phải xử lý nhiều gây nên tình trạng máy hoạt động chậm.
Ổ cứng phát ra âm thanh lạ:
Thông thường nếu bạn nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ ổ cứng, có thể là do bộ phận đầu đọc đang cố gắng ghi lại dữ liệu, mà ổ cứng lại bị lỗi, hỏng. Lúc này cần đem máy tính đi kiểm tra để xem tình trạng hư hỏng có phải do ổ cứng hay không.
Phần lớn các ổ cứng máy tính đều sử dụng dữ liệu S.M.A.R.T. (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) để kiểm soát mức độ đáng tin cậy cũng như rà soát lỗi nếu có. Vì thế khi xem dữ liệu S.M.A.R.T. trong ổ cứng báo về, nếu kết quả không chính xác thì chắc chắn đã có vấn đề xảy ra với ổ cứng rồi nhé.
Để đọc dữ liệu S.M.A.R.T. trong ổ cứng bạn có thể sử dụng một trong số các công cụ chuẩn đoán uy tín như CrystalDiskInfo, HD Tune, HDD Health hoặc HDD Scan. Tất cả đều cho phép sử dụng miễn phí và cho kết quả khá chính xác, bạn có thể an tâm sử dụng.
III. Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe ổ cứng máy tính
Để kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng của bạnd
Sử dụng công cụ WMIC
– Để lệnh kiểm tra ổ cứng bằng WMIC như sau:
+ Bước 1: Nhấn tổ hợp phím “Windows + R” để mở cửa sổ Run. Tiếp theo, bạn nhập từ khóa “cmd” rồi nhấn “OK” để mở cửa sổ Command Prompt.
+ Bước 2: Tại cửa sổ Command Prompt, bạn gõ lệnh: wmic diskdrive get model, status.
+ Bước 3: Kết quả sẽ trả về “Pred Fail” nếu ổ của bạn sắp hỏng hoặc “OK” nếu nó cho rằng ổ đang hoạt động tốt.

Phần mềm Hard disk Sentinel
– Hard Disk Sentinel (HDSentinel) là một phần mềm nổi tiếng về kiểm tra phần cứng bao gồm cả SSD và HDD. Phần mềm có thể giúp người dùng tìm kiếm, kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các lỗi liên quan đến ổ cứng của máy tính, là phần mềm ghi lại tốc độ đọc ghi ổ cứng thông qua thực hiện một bài kiểm tra, từ đó giúp bạn so sánh được chất lượng ổ cứng ở thời điểm hiện tại so với lần kiểm tra trước.

Hard disk Sentinel phần mềm kiểm tra phần cứng máy tính
– Tính năng nổi bật:
+ Đo lường hiệu suất ổ cứng.
+ Nhanh chóng cảnh báo đến người dùng khi ổ cứng gặp trục trặc.
+ Hiển thị đầy đủ các thông số của ổ cứng.
Phần mềm Crystal Disk Info
Crystal Disk Info là phần mềm theo dõi, đánh giá và kiểm tra sức khỏe ổ cứng (chỉ sử dụng được trên các ổ cứng SSD). Phần mềm được nhà phát hành nghiên cứu, nâng cấp và hoạt động hiệu quả trên hầu hết mọi ổ cứng SSD phổ biến hiện nay.

Phần mềm Crystal Disk Info kiểm tra sức khỏe ổ cứng
– Tính năng nổi bật:
+ Báo cáo thống kê chi tiết kết quả.
+ Hiển thị thông tin chi tiết về ổ cứng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách nhận biết lỗi do phần mềm hay phần cứng trên PC. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn đâu là các dấu hiệu máy tính bị hư ổ cứng, cũng như cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng đơn giản và hiệu quả. Chúc bạn nhanh chóng tìm ra và khắc phục được sự cố liên quan đến ổ cứng








